Hướng dẫn làm đệm lót sinh học chuồng gà bằng trấu và mùn cưa

0
289

Cách làm đệm lót sinh học chuồng gà chọi rất đơn giản. Người nuôi có thể tận dụng các nguyên liệu có sẵn như trấu, mùn cưa để làm chuồng trại. Như vậy, chỉ cần bỏ ra một khoản phí nhỏ là bạn có thể nuôi gà chọi của mình khỏe mạnh và cường tráng để tham gia đá gà trực tiếp “bách phát bách thắng”.

Tại sao nên làm đệm lót sinh học chuồng gà bằng mùn cưa và trấu? 

Đệm lót sinh học mang đến cho gà chọi nhiều công dụng tuyệt vời như giữ ấm, ngăn ngừa một số mầm bệnh. Đặc biệt, người nuôi còn tiết kiệm được một khoản phí điện nước kha khá cho việc vệ sinh chuồng trại và tắm rửa cho vật nuôi. 

Hiện nay, người ta thường sử dụng nhiều loại nguyên liệu khác nhau để làm lớp lót sinh học, có thể kể đến như vỏ bào, vỏ trấu, mùn cưa, lõi ngô,… giúp tiết kiệm chi phí. Trong đó, mùn cưa và trấu được cho là lựa chọn phù hợp nhất. 

Bởi vì những nguyên liệu này đều có sẵn ở nhiều hộ dân hoặc có chi phí khá rẻ trên thị trường. Đặc biệt, mùn cưa còn có tác dụng hút ẩm rất tốt giúp chuồng trại luôn thông thoáng, sạch sẽ. Bạn có thể sử dụng lớp lót này để nuôi gà chọi con hoặc gà đẻ đều được. 

lam-dem-lot-sinh-hoc-chuong-ga-1
Mùn cưa có tác dụng hút ẩm tốt nên rất thích hợp để làm lớp lót sinh học

Các bước làm đệm lót sinh học chuồng gà từ trấu và mùn cưa 

Sau khi chuẩn bị chuồng trại kỹ lưỡng và kiên cố, bạn hãy chọn những loại trấu và mùn cưa có chất lượng tốt để lót nền chuồng trại. Nếu bạn lót kết hợp cả mùn cưa và trấu thì hãy rải đều lớp trấu dài từ 8 – 10cm bên trên. Sau đó mới tiếp tục phủ lên một lớp mùn cưa dày khoảng từ 7 – 10 cm. Hoặc nếu chỉ sử dụng riêng mùn cưa thì bạn có thể lót một lớp dày 15cm. 

Mùn cưa cần phải đảm bảo độ ẩm trước khi thả gà vào. Nếu thấy mùn cưa quá khô thì hãy phun thêm một ít để có thể làm ẩm khoảng 20% rồi tiến hành cho gà vào nuôi. Đối với gà con thì bạn nên nuôi khoảng từ 5 – 7 ngày trước khi thực hiện bước tiếp theo. Đối với gà lớn hơn 21 tuổi ngày thì thời gian nuôi ngắn lại từ 1 – 2 ngày. 

Trong thời gian chờ đợi, các sư kê hãy tiến hành ủ men vi sinh. Bạn hãy chọn loại men vi sinh phù hợp với độ tuổi của gà, mang về trộn với cám gạo theo tỷ lệ 1:5. Sau đó cho thêm từ 1 – 3 lít để có được hỗn hợp vừa phải, không quá khô cũng không quá ướt và ủ trong khoảng 3 ngày, đến khi ngửi thấy có mùi thơm hoặc chua chua bay ra. 

Tiếp đến, bạn hãy bắt gà ra ngoài chuồng và cào bỏ lớp phân thải của chúng bên trên với độ dài khoảng từ 1 – 3cm. Sau đó, bạn hãy rải đều men vi sinh đã ủ khắp chuồng trại và dùng tay để trộn đều lên. Cuối cùng, bạn hãy thả gà vào lại để nuôi bình thường và thay lớp đệm định kỳ 6 tháng/ lần. 

lam-dem-lot-sinh-hoc-chuong-ga-2
Vỏ trấu thường được ứng dụng nhiều trong khi làm đệm lót sinh học

>>> Xem thêm: Đệm lót sinh học cho gà chọi con – Công dụng và ưu, nhược điểm

Khi làm đệm lót sinh học chuồng gà bằng trấu và mùn cưa, cần lưu ý điều gì? 

Thực tế, cách làm lót lớp sinh học cho chuồng gà không quá khó. Song, nếu thực hiện không đúng cách thì sẽ không đạt được hiệu quả cao. Do đó, các chuyên gia luôn khuyến cáo người nuôi thường xuyên dùng cào để đảo nhẹ lớp đệm lót xuống phía dưới định kỳ từ  2 – 3 ngày/ lần. Cách làm này giúp tránh trường hợp chất thải trên bề mặt quá nhiều khiến các vi sinh vật có lợi không thể xử lý kịp, gây tồn đọng và bốc mùi hôi thối, rất mất vệ sinh. 

Ngoài ra, người nuôi cần phải giữ cho lớp đệm lót không bị thấm nước mưa. Nếu lớp đệm bị thấm nhiều nước thì cần phải tiến hành thay mới để đảm bảo hiệu quả sử dụng cao. 

lam-dem-lot-sinh-hoc-chuong-ga-3
Người nuôi cần phải thường xuyên đảo lớp lót chuồng gà để vi khuẩn hữu ích hoạt động hiệu quả

Tóm lại, bài viết trên đây đã hướng dẫn bạn thêm một cách hay để làm đệm lót sinh học chuồng gà từ trấu và mùn cưa hiệu quả. Hy vọng rằng phương pháp này sẽ giúp bạn có thêm nhiều ý tưởng hay để cải thiện môi trường sống cho các chiến kê của mình.