Cách chữa trị khi gà chọi bị bệnh EDS (hội chứng giảm đẻ ở gà mái)

0
309

Gà chọi bị bệnh EDS là một trong những căn bệnh rất phổ biến ảnh hưởng đến sản lượng trứng. Bệnh này làm xuất hiện tình trạng giảm đẻ cực mạnh hoặc khiến cho chất lượng trứng không ổn định, vỏ thiếu canxi bị mỏng thậm chí là làm mất màu vỏ trứng. Vậy làm thế nào để phòng tránh bệnh EDS trên gà hiệu quả? 

Cách thức gà chọi bị bệnh EDS lây lan như thế nào?

Bệnh EDS là loại bệnh truyền nhiễm do các loại vi khuẩn Adenovirus thuộc dòng BC14, virus 127 gây ra rất nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng trứng của bà con. Bệnh này thường xảy ra vào giai đoạn từ 26 – 36 tuần tuổi, trải qua nhiều con đường, cách thức lây lan bệnh khác nhau như:

Lây truyền qua chiều dọc: Bệnh được lây từ gà bố mẹ sang gà con qua trứng bị nhiễm bệnh (cách thức nhận biết là trứng có hình dạng bất thường).

Lây truyền qua chiều ngang: Bệnh được lây từ những con gà bị bệnh sang những con gà khỏe thông qua việc chúng ăn cùng chung một máng ăn, máng uống, dụng cụ chăn nuôi hay các phương tiện vận chuyển, chất thải bị nhiễm bệnh,…

ga-choi-bi-benh-eds-1
Người nuôi cần có các biện pháp cách ly, tiêu độc khử trùng và phòng ngừa lây lan bệnh EDS ở gà

Cách để nhận biết gà chọi bị bệnh EDS để phòng bệnh kịp thời

Nhìn chung, khi bị bệnh, sức khỏe của gà sẽ không có nhiều thay đổi và ảnh hưởng. Tuy nhiên, khi mổ khám xác gà chết do nhiễm bệnh, bạn sẽ thấy những thay đổi bất thường. Thông thường, gà sẽ ủ và phát bệnh trong khoảng 12 tuần với các triệu chứng đáng kể như:

  • Gà giảm đẻ trứng đột ngột từ 20% – 40% thậm chí là 50% so với số lượng trứng ban đầu.
  • Trứng gà có hình dạng bất thường, bị nhăn nheo, méo mó không đều, thậm chí là thiếu canxi nên bị mỏng vỏ.
  • Lòng trắng của trứng gà loãng hơn so với bình thường.
  • Khi ấp trứng, tỷ lệ trứng nở thành con thấp hơn so với bình thường.
  • Gà chọi bị bệnh EDS không có biểu hiện gì đặc biệt, thỉnh thoảng sẽ có trường hợp bị tiêu chảy nhất thời và có thể giảm ăn.
  • Trứng bị đẻ non và không thể phát triển được. 

Trên đây là những dấu hiệu nhận biết thường xảy ra khi gà chọi bị bệnh EDS. Tuy nhiên, để kiểm tra gà có bị mắc bệnh hay không, cách để biết chính xác nhất là bạn nên thực hiện các phản ứng huyết thanh học để kiểm tra kháng thể.

ga-choi-bi-benh-EDS-2
Gà bị nhiễm bệnh EDS thường có các dấu hiệu điển hình trên đây mà người nuôi cần phải chú ý để sớm phát hiện bệnh

Cách phòng và chữa gà chọi bị bệnh EDS hiệu quả

Với bệnh EDS trên gà đá gà cựa dao thì bạn nên chọn cách phòng bệnh trước khi bệnh phát sinh và lây lan ở gà mái. Như vậy sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng trứng, làm giảm đẻ trong thời gian đẻ trứng, ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế của người chăn nuôi.

ga-choi-bi-benh-EDS-3
Làm thế nào để phòng ngừa và chữa trị bệnh EDS ở gà hiệu quả nhất?

Cách phòng gà chọi bị bệnh EDS bằng thuốc tây hiệu quả

Để phòng gà chọi bị bệnh EDS bà con cần sát trùng chuồng trại chăn nuôi theo định kỳ bằng IOGUARD BESTAQUAM có liều uống từ 2 -4ml/1 lít nước. Bạn nên phun trực tiếp vào trong khu chăn nuôi gà với tần suất là từ 1 -2 lần. Đồi thời, bạn nên kết hợp với thuốc Ultraxide với liều từ 4 – 6 ml/1 lít nước phun định kỳ từ 2 – 3 lần/tháng.

Tiếp theo, bạn nên sử dụng các loại vacxin phòng gà chọi bị bệnh EDS (lần 1) ở tuần thứ 15 hoặc 16 tiêm trực tiếp vào da hoặc bắp gà đều được. 

Thứ ba, bạn nên bổ sung một số loại thực phẩm để tăng sức đề kháng cho gà phải kể đến như:

  • Dùng Amilyte, Unisol 500 hoặc Vitrolyte pha với nước cho gà uống để tăng sức đề kháng cho gà, đồng thời bổ sung thêm các vitamin và điện giải.
  • Dùng Soramin hoặc Livercin với liều từ 1 – 2 ml/lít nước để giải độc cho gà và tăng cường các chức năng của thận, gan.

>>> Xem thêm: Gà chọi không có lưỡi và những bí ẩn đằng sau

Phương pháp điều trị gà chọi bị bệnh EDS hiệu quả

Cách tốt nhất để chữa gà chọi bị bệnh EDS là sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị bệnh triệt để. Bạn có thể sử dụng một số loại thuốc để điều trị như thuốc Moxcolis liều 1g/2 lít nước tương ứng với 1g/10kg gà dùng liên tục trong 5 ngày.

Hoặc bạn có thể sử dụng thuốc Ndoxycline với 150 liều 10mg/ 10kg thể trọng gà dùng trong 5 ngày. Hoặc sử dụng thuốc Amoxy 50 liều 1g/ 5 lít nước, tương đương với 1g/25 kg thể trọng gà dùng liên tục trong 5 ngày. 

Tuy nhiên, bạn cần phải sử dụng lượng kháng sinh đúng theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Đừng vì quan điểm dùng nhiều khỏi nhiều, sẽ rất dễ gây ra các hậu quả khó lường, khiến gà dễ bị nhờn thuốc. 

Trên đây là một số nguyên nhân, cách thức lây lan, phòng ngừa cũng như phương pháp chữa trị gà chọi bị bệnh EDS hiệu quả. Chúc bạn áp dụng thành công để có được những lứa gà chọi khỏe mạnh, để sẵn sàng cho các trận đá gà trực tiếp. Đừng quên theo dõi trang để cập nhật thêm nhiều kiến thức nuôi gà chọi hiệu quả nhất hiện nay.