Điểm danh 3 bệnh ở gà chọi thả vườn phổ biến nhất mà ai cũng cảnh giác 

0
192

Bệnh ở gà chọi thả vườn ngày càng phổ biến và diễn biến phức tạp. Nguyên nhân là do gà dễ sử dụng các nguồn thức ăn không đảm bảo. Gà chọi thả vườn thường không được chăm sóc chu toàn như trong điều kiện nuôi nhốt. Việc ăn ngủ tự do ngoài thiên nhiên, nghe có vẻ thoải mái, nhưng nó cũng tiềm ẩn nhiều loại bệnh nguy hiểm. 

Gà chọi thả vườn bị bệnh tụ huyết trùng 

Đây là một căn bệnh ở gà chọi thả vườn phổ biến nhất hiện nay. Tụ huyết trùng được xếp vào danh sách bệnh truyền nhiễm cấp tín. Bởi tốc độ phát bệnh và lây lan mầm bệnh mạnh mẽ của chúng. 

Bệnh tụ huyết trùng xảy ra ở gà chọi thả vườn là do vi khuẩn Pasteurella multocida gây ra. Loài vi khuẩn này có khả năng ủ mầm và phát tán nhanh, nên rất dễ gây chết hàng loạt. Gà chọi thường nhiễm bệnh này ở giai đoạn khoảng 2 tháng tuổi, vào những giai đoạn giao mùa, thời tiết thay đổi bất thường. 

Gà mắc bệnh tụ huyết trùng sẽ có các triệu chứng khò khè mà ta có thể nghe thấy được, y như người bị mắc bệnh sổ mũi. Phần mặt và đầu của gà chọi sưng to. Khi gà mắc phải bệnh này thì cần phải bắt nhốt để cách ly với đàn, tránh làm cho mầm bệnh lây lan rộng rãi. 

benh-o-ga-choi-tha-vuon-3
Giun sán ký sinh trong cơ thể gà khiến chúng còi cọc, chậm lớn

Gà chọi thả vườn mắc bệnh bạch lỵ thương hàn 

Đây cũng là một loại bệnh ở gà chọi thả vườn khiến người nuôi không khỏi lo lắng. Bạch lỵ thương hàn là một loại bệnh truyền nhiễm và có thể lây lan nhanh ở gà chọi. Do đó, biện pháp chữa bệnh tích cực là cách ly gà bệnh với các gà khác và phòng bệnh ngay từ sớm. 

Gà mắc bệnh bạch lỵ thương hàn sẽ có biểu hiệu ủ rũ, gác mỏ, xoắn cổ, bụng chương to. Gà đi ngoài ra phân có màu trắng loãng. Gà đi lại khá khó khăn. Để điều trị bệnh này, bạn nên cho gà chọi sử dụng thuốc Ampicolin 1gam/ 2 lú, b complex và tăng cường bổ sung men tiêu hóa trong khoảng 7 – 10 ngày. 

benh-o-ga-choi-tha-vuon-2
Gà bị bệnh bạch lỵ thương hàn thường ủ rũ, đi ngoài có phân trắng loãng

>>> Xem thêm: Giải quyết bài toán kinh tế nuôi gà rừng sao cho hiệu quả nhất?

Gà chọi thả vườn bị nhiễm giun sán 

Đây chính là một loại bệnh ở gà chọi thả vườn điển hình nhất hiện nay. Nguyên nhân là do gà sử dụng các loại thức ăn không sạch sẽ, chứa nhiều vi sinh vật, giun sán gây ra. Đa phần, gà chọi thường dễ bị nhiễm giun kim, sán lá. 

Gà bị nhiễm giun sán có thể nhận biết thông qua thân hình còi cọc, xơ xác. Gà ăn nhiều nhưng mà không lớn, kém linh hoạt, đi lại chậm chạp. Đôi khi đi ngoài ra phân loãng có màu và nhiều đốm trắng trong phân. 

Đối với bệnh do giun sán gây ra ở gà chọi thả vườn thì người nuôi cần phải tăng cường ý thức phòng bệnh. Bạn cần phải thường xuyên tẩy giun cho gà bằng các loại thuốc hoặc những thảo dược có tác dụng diệt khuẩn. Người nuôi cần nên cho gà thường xuyên uống nước tỏi, gừng, sử dụng lá mơ để diệt giun sán hiệu quả. 

Nếu gà đã bị nhiễm giun sán thì cần phải cách ly nó với cả đàn, để tránh làm cho ấu trùng giun lây nhiễm từ con này sang con khác thông qua phân, thức ăn. Tiếp theo, bạn có thể sử dụng các loại thuốc đặc trị như Bromosalaxilamit hoặc Arecolin để tiêu diệt các loài ký sinh trùng này. 

benh-o-ga-choi-tha-vuon-3
Giun sán ký sinh trong cơ thể gà khiến chúng còi cọc, chậm lớn

Như vậy, bạn đã biết được bệnh ở gà chọi thả vườn thường gặp phải là gì chưa? Người nuôi cần phải nâng cao kiến thức về phòng và trị bệnh gà chọi để đảm bảo các chiến kê của mình luôn thật sự khỏe mạnh. Hy vọng rằng các chia sẻ này sẽ giúp bạn chăm sóc sức khỏe cho gà chiến tốt hơn để có thể tự tin tham gia đá gà trực tiếp