Hướng dẫn nuôi gà đá – gà đá cựa sắt theo phương pháp gia truyền

0
680

Thường thì mỗi kê sư sẽ có cách nuôi gà đá – gà đá cựa sắt hay riêng. Ai nuôi lâu thì đúc kết được nhiều kinh nghiệm quý giá, từ đó có cách nuôi gà chuẩn bị đá hay, ít bị bệnh. Ngược lại ai mới chơi đá gà – nuôi gà thì gặp nhiều vấn đề hơn, may mắn thì nuôi gà thuận lợi, xui rủi thì gà bệnh chết hàng loạt hoặc không mang lại lợi ích cao.

Vậy nên với những anh em vẫn đang loay hoay tìm kiếm phương pháp nuôi gà đá hay, tham khảo ngay bài viết dưới đây.

>>> Xem thêm: Điều trị bệnh Coryza ở gà: Nguyên nhân và cách phòng bệnh hiệu quả

Nuôi gà đá hay từ bước chọn giống phối

Nói thật sự anh em muốn nuôi gà đá để bán thì bạn nên đầu tư phối giống luôn, chứ đừng mua sẵn gà bên ngoài. Tất nhiên nếu chưa có giống thì phải mua về để tạo.

nuôi gà đá
Nuôi gà quan trọng nhất là phối giống

Ông bà xưa có câu “Chó giống cha, gà giống mẹ”, do đó khi lựa chọn gà mái và gà trống để phối thì nên ưu tiên chọn con cái kỹ hơn, vì con non thừa hưởng 75% gen trội của mẹ và 25% gen trội của bố. Cách chọn gà như sau:

– Gà mái: Khỏe mạnh, không dị tật bẩm sinh, hung hăng, sức chịu đòn tốt, có thế đá hiểm,…

– Gà trống: Khỏe mạnh, không dị tật bẩm sinh, hung hăng, sức chịu đòn tốt, đã đi đá gà trực tiếp và thắng ít nhất 2 – 3 trận trở lên.

Lưu ý là khi chọn gà mái và gà trống không cùng huyết thống, nếu không đời con sẽ bị dị tật hoặc sức khỏe không cao. Gà con nên để gà mẹ úm từ 0 – 3 tháng tuổi, sau đó mới tách nuôi riêng.

Phòng bệnh cho gà con ngay từ nhỏ – Cách nuôi gà đá ít bị bệnh

Trong vòng đời của một con gà may mắn lắm mới không bị bệnh. Phần lớn thì mắc các bệnh lặt vặt như cảm cúm, đi phân trắng – phân xanh,… Nặng thì tụ huyết trùng, ecoli, nhiễm trùng đường ruột,.. Thậm chí có nhiều bệnh còn chưa có thuốc trị, tỷ lệ lây nhiễm lại cao, nên việc phòng bệnh ngay từ khi còn nhỏ sẽ vô cùng hữu ích.

Nên phòng bệnh cho gà ngay từ nhỏ

Bạn có thể tham khảo thêm bài Cách nuôi gà con ở giai đoạn 1 – 7 tháng tuổi: Thức ăn, phòng bệnh để áp dụng cho đúng.

Cách nuôi gà đá – gà đá cựa sắt đủ pin, đủ lực

Gà nuôi đến 9 – 10 tháng tuổi thì bắt đầu cho tập thể lực dần để nâng cao khả năng chiến đấu, phục vụ cho việc ra trường. Dưới đây là cách nuôi gà chuẩn bị đá hiệu quả:

Thức ăn cho gà đá cựa sắt

Thức ăn nắm vai trò quan trọng trong việc giúp gà tăng cường cơ bắp, sức lực. Có hai khẩu phần thức ăn mà bạn có thể áp dụng:

– Cho ăn cám: Sử dụng cám cao cấp cho gà sử dụng, trong thành phần cám có đầy đủ nguyên liệu và mồi sẽ giúp gà chắc khỏe.

– Cho ăn thóc, lúa: Có thể cho gà ăn thóc, lúa trong quá trình chăm sóc. Trong trường hợp áp dụng khẩu phần này lâu lâu nên bổ sung thêm mồi như lươn, trạch, tôm, cá chép nhỏ, thịt bò,.. để tăng sức khỏe, nhanh tới pin – tới bo.

nuôi gà đá
Bổ sung thêm rau vào bữa ăn hàng ngày

Ngoài ra cần bổ sung thêm vitamin, khoáng chất, rau xanh,… vào các bữa ăn để gà có đủ lực.

Các phương pháp tập thể lực tốt cho gà đá cựa sắt

Nếu như thức ăn quyết định độ lớn – khỏe của cơ thể thì luyện tập sẽ giúp chiến kê tăng cường thể lực, biết cách chiến đấu khi ra trường. Có rất nhiều phương pháp giúp gà tập luyện, gồm:

– Vần hơi

– Quần sương dãi nắng

– Chạy lồng

– Tập chuồng bay, chuồng nhảy

– Xổ gà

Chế độ luyện tập cho gà cũng rất quan trọng

Phía trên là toàn bộ phương pháp cách nuôi gà đá – gà đá cựa sắt hay, theo phương pháp gia truyền. Hy vọng đã giúp anh em có thêm các kiến thức hữu ích. Chúc bạn thành công.