Chia sẻ tất tần tật cách nuôi gà rừng mới bẫy về hiệu quả cao

0
705

Anh em đang tìm kiếm cách nuôi gà rừng mới bẫy về? Gà rừng nổi tiếng với bản tính hoang dã, vì lối sống bảo vệ bầy đàn, nếu biết cách huấn luyện chúng chắc chắn sẽ là những đối thủ đáng gờm trên sàn đấu. Tuy nhiên vì sống trong tự nhiên quen rồi, nên khi bẫy về chăm không khéo sẽ rất khó sống.

Muốn nuôi gà rừng mang lại hiệu quả cao, đừng bỏ lỡ những thông tin cực kỳ hữu ích ngay dưới đây.

>>> Xem thêm: Gà chọi Thái Lan – Nổi tiếng với lối đá chạy xe cực hiếm

Nhận biết gà rừng

Gà rừng có đặc điểm rất riêng, nhìn vào sẽ thấy sự khác biệt ngay so với những giống gà đá khác. Theo như ghi chép lại thì gà rừng thuộc họ chim, nhưng kích thước lớn hơn chim, trọng lượng trung bình của chúng là từ 1.5kg.

cách nuôi gà rừng mới bẫy về
Gà rừng sở hữu bộ lông sặc sỡ

Gà rừng sở hữu bộ lông sặc sỡ. Với gà trống tông màu chính là đỏ, cam; với gà mái thì màu lông có phần trầm hơn – chủ yếu là màu nâu. Ngoài ra bạn có thể nhận biết thông qua các đặc điểm như:

– Mắt màu vàng cam, nhiều con có màu nâu.

– Chân nhỏ, cựa dài và sắc nhọn.

– Vóc dáng nhỏ nhắn nhưng cực kỳ lanh lợi và tinh ranh.

– Tai màu trắng

– ….

Gà rừng trống và gà rừng mái

Tất tần tật thông tin cách nuôi gà rừng mới bẫy về

Cách nuôi gà rừng mới bẫy về không hề đơn giản. Vì chúng đã sống quen trong điều kiện tự nhiên, nên khi bị bắt về, nuôi nhốt tù túng sẽ khiến chúng nhát, thậm chí là chết – vì không quen chế độ dinh dưỡng. Vậy nên bạn cần lưu ý những vấn đề sau.

Cách nuôi gà rừng mới bẫy về thứ nhất – Về điều kiện chăm sóc

Gà rừng vốn sinh sống trong rừng, trốn trong bụi cây hay trèo lên các cây cao khi ngủ,… nhằm tránh những mối nguy hiểm đến từ bên ngoài. Sau khi bẫy gà về, bạn cũng cần bố trí không gian nuôi theo cách này. Không cần rừng cây, nhưng bên trồng vài cây lớn hoặc treo sào cao cao cho chúng leo lên đó ngủ hoặc vui chơi. Cách này sẽ giúp chúng tập luyện luôn.

cách nuôi gà rừng mới bẫy về
Đảm bảo không gian nuôi thả rộng rãi cho chúng di chuyển, đi lại

Giống gà này quen sống tự do, tự kiếm thức ăn – nước uống, nên anh em hãy đầu tư vào diện tích chuồng cũng như không gian nuôi. Nếu có không gian rộng rãi, tốt nhất nên thả chúng đi lang cho khỏe. Ngược lại diện tích nuôi hẹp thì cố gắng xây dựng chuồng rộng một chút để chúng di chuyển, đi lại thoải mái bên trong.

Cách nuôi gà rừng mới bẫy về thứ hai – Về dinh dưỡng

Sống trong môi trường tự nhiên, chúng không ăn uống “sướng” như gà nuôi. Thức ăn của chúng chủ yếu là giun đất, dế hoặc rau xanh, thóc/ lúa,…. Vậy nên khi bẫy về, đừng cho chúng ăn những thực phẩm lạ ngay.

Đầu tiên nên cho chúng ăn thóc/ lúa đã ngâm sẵn, trộn thêm tý rau xanh và một ít  mồi. Nếu thấy gà ăn uống bình thường, tiêu hóa tốt thì cứ bám theo chế độ đó, muốn thêm thực phẩm nào thì cho vào với số lượng nhỏ. Khi chúng quen thuộc với nhiều loại thức ăn thì bạn có thể tự do kết hợp để đảm bảo dinh dưỡng mà không gây tăng cân.

Chú trọng vào chế độ dinh dưỡng để gà phát triển toàn diện

Đừng quên bổ sung thêm vitamin, khoáng chất, chất điện giải,… để gà có sức khỏe tốt, vượt qua những bệnh vặt vãnh nhé.

Cách nuôi gà rừng mới bẫy về thứ ba – Về huấn luyện

Gà rừng hầu hết đều có lực sẵn, do chúng đi lại, bay nhảy thường xuyên. Vậy nên sau khi bẫy về bạn sẽ không tốn quá nhiều công sức để huấn luyện – đây là một trong những điểm cộng khi nuôi gà rừng.

cách nuôi gà rừng mới bẫy về
Gà rừng không cần tập luyện nhiều, nhưng vẫn cần huấn luyện qua để đảm bảo hiệu quả

Mặc dù vậy, trước khi gà ra trường, bạn cần cho chúng tập qua các bài huấn luyện như chạy chuồng quầng, chuồng bay; vần đòn; chạy lồng; vần người;… mục đích chính là giúp chúng quen dần với việc thi đấu, ra trường ít bị mất sức hơn.

Cách nuôi gà rừng mới bẫy về thứ tư – Về chăm sóc, phòng ngừa bệnh

Không giống như những giống gà khác, gà rừng có sức khỏe khá tốt, chịu được điều kiện thời tiết thay đổi thất thường. Nhưng một khi đã đầu tư nuôi dưỡng để đá gà trực tiếp thì anh em nên chủ động phòng bệnh – chữa bệnh, tránh để “đêm về lắm mộng”, nuôi được một thời gian, đầu tư tiền bạc – công sức rồi hư gà là rất tiếc.

Để phòng bệnh cho gà, bạn cần tiêm vắc-xin một số bệnh truyền nhiễm. Thường xuyên theo dõi gà đá và chủ động chữa bệnh nếu thấy có triệu chứng lạ.

Thường xuyên vệ sinh chuồng nuôi để gà không mắc bệnh

Ngoài ra bạn nên vệ sinh máng ăn – máng uống và chuồng trại thường xuyên, tiêu trùng khử độc chuồng nuôi định kỳ để loại bỏ ký sinh trùng. Cho gà phơi nắng để diệt vi khuẩn, tránh các bệnh về da, đồng thời thích nghi với môi trường bên ngoài.

Kết luận

Cách nuôi gà rừng mới bẫy về có khó không? Câu trả lời là KHÓ nếu như bạn không nắm được những vấn đề quan trọng. Ngược lại nếu hiểu được vấn đề, việc chăm sóc cũng không vất vả như bạn tưởng. Hy vọng rằng thông qua bài viết trên, bạn đọc đã hiểu hơn về giống gà rừng cũng như cách nuôi dưỡng chúng để mang lại hiệu quả. Chúc anh em thành công. Đừng ngại chia sẻ kinh nghiệm của bạn cho mọi người cùng học hỏi nhé!